NGHIÊN CỨU

NHÀ BIỆT THỰ XÂY THỜI PHÁP THUỘC TẠI ĐÀ LẠT

Đánh giá: (Tốt) (Báo cáo)

Đà Lạt - Một thành phố được hình thành từ nhu cầu phục vụ nghỉ ngơi dưỡng bệnh dưới thời Pháp thuộc có những nét đặc trưng riêng.

Trải qua trên 100 năm hình thành và phát triển (từ 1893) Đà Lạt một thành phô cao nguyên nổi tiếng trong nước và thê giới, nơi có khí hậu tốt (ôn đới) cảnh quan đẹp với các dinh thự, biệt thự, theo phong cách Pháp đầy hấp dẫn bởi kiểu dáng và địa thế độc đáo trong thiên nhiên của nó.

Dinh thự Đà Lạt là các công trình có quy mô lớn; chiếm các vị trí tốt nhất trong thành phố, thường là trên các đỉnh đổi từ đó nhìn ra xung quanh với cảnh đẹp của núi non, rừng cây, hay hồ nước, diện tích chiếm đất hàng chục ha. Dinh thự là chỗ ở cho gia đình những người có quyền lực cao trong xã hội hay nhũng triệu phú người Pháp. Ngoài chỗ ở ra dinh thự còn là nơi tiếp khách, làm việc của gia chủ. Những người giúp việc cho gia đình thường ở dưới tầng hầm hay ở trong các ngôi nhà nhỏ bé ẩn khuất trong các vòm cậy trong vườn - Người giúp việc cho gia chủ chính là người đã chăm sóc cho công trình từ nội thất đến ngoại thất luôn luôn được sạch, gọn, đẹp, mĩ quan góp phần tô điểm cho cảnh quan thiên nhiên của Đà Lạt.

Dưới đây xin giới thiệu một số dinh thự và những nét đặc trưng của biệt thự Đà Lạt.

Dinh 1: 

Xây dựng trên đỉnh một quả đồi với tổng diện tích 60 ha. Đường dẫn đến dinh là đường Gia Long, nay là đường Trần Quang Diệu. Dinh 1 được một triệu phú người Pháp tên là Robert Clément Bourgery cho xây dựng vào năm 1940. Theo nhà nghiên cứu Lê Phi – tỉnh Lâm Đồng thì sau khi xây dựng rồi chủ nhân của biệt thự này đã bán cho một người Pháp.

Cha vợ của vua Bảo Đại là quận công Nguyễn Hữu Hào – hỗ trợ tiền bạc mua cho vua năm 1949. Bảo Đại đặt Tống Hành Dinh tại đây để làm việc trong thời gian làm Quốc trưởng ( giai đoạn 1949 – 1954 ).

Tòa nhà có diện tích là 818 m2, gồm 12 phòng lớn nhỏ như phòng tiếp khách, nội các, phòng nghỉ của Quốc trưởng Bảo Đại, Nam Phương hoàng hậu, gian thờ.. Dinh 1 có 2 tầng (1 trệt, 1 lầu) có phong cách theo kiểu tân cổ điển Pháp - Dinh có bô cục kiến trúc đối xứng, quy mô bề thê lợp mái ngói trong một tổng thể giữa rừng thông; cạnh đồi của dinh 1 là một thung lũng đẹp khi xưa là nơi săn bắn của Bảo Đại. Quanh biệt thự là bồn cây, vườn hoa và con đường dẫn vào dinh là những hàng cây bạch dương có thân trắng xốp.

Dinh 1 xây dựng vào những năm 30 của triệu phú Bourgery (người Pháp). Thời Mỹ Nguy đây là dinh riêng của Ngô Đình Diệm nay thuộc quyền quản lí của Bộ Quốc phòng. Phía sau dinh thự còn có bãi đậu trực thăng (Ảnh từ Agotourist)

Dinh 2:

Đây là Dinh thự mùa hè của toàn quyền Decoux trước đây. Dinh được xây dựng trên đỉnh một quả đồi với khu vực khoảng 10 ha và bao quanh dinh là khu vực rừng cảnh quan đẹp rộng 16 ha. Tổng cộng toàn khu là 26 ha. Xây vào cuối những năm 30 đầu 40.

Chính dinh là một công trình có quy mô đồ sộ, 2 tầng theo phong cách kiến trúc hiện đại - Công trình có bố cục tự do thuộc dạng cân bằng không đối xứng.Dinh là nơi ở nghỉ ngơi, làm việc và tiếp khách của toàn quyền.

Ngoài dinh chính trong tổng thể còn có 2 biệt thự nhỏ, trước dùng cho các gia đình khâm sứ, công sứ lên Đà Lạt làm việc với toàn quyền để ở, các nhà này được làm theo phong cách nhà dân gian Pháp đó là kiểu kiến trúc nhà sàn gỗ (chalets).

Thời Mỹ Ngụy đây là những dinh thự của Ngô Đình Nhu, sau đó là của Nguyễn Cao Kỳ, nay thuộc quyền quản lí của Công ty Phát triển kinh tế Lâm Đồng (EDC).

Dinh 3:

Công trình kiến trúc này để lại khá nhiều ấn tượng với bất cứ ai có dịp đến thăm bởi vị trí khá đặc biệt. Nằm trên đồi Ái Ân, Dinh như một tòa lâu đài giữa chốn thiên nhiên bình yên, thoáng đãng với cây cỏ, hoa lá bao bọc.

Theo wiki, Khi xưa là Dinh của Bảo Đại, Dinh được xây dựng trên quả đồi diện tích hàng chục ha, xung quanh là rừng thông đẹp. Dinh thự có 2 tầng theo phong cách kiến trúc hiện dại; bố cục hình khối tự do, đổ sộ theo dạng cân bằng không đối xứng - Bên trong đầy đủ các phòng cho cuộc sống của gia dinh nhà vua ở, làm việc, tiếp khách với các trang thiết bị hiện đại... bên ngoài dinh là các vườn hoa theo kiểu các vườn thượng uyển của các cung điện Pháp; các cây cối được trồng tạo ra cảnh quan đẹp. Thời Mỹ Ngụy dinh 3 là nơi đón khách của phủ Tổng thống;

Tương tự như dinh II, dinh III là một công trình kiến trúc đồ sộ với mái bằng và các hình khối cân đối nhưng không đăng đối một cách cứng nhắc. Biệt điện có 2 tầng:

  • Tầng trệt: dùng làm nơi hội họp, yến tiệc, tiếp khách ngoại quốc và quan chức chính phủ Hoàng triều cương thổ. Cửa chính diện rộng vừa phải (khoảng 4m), có sảnh trước khi vào tầng trệt là phòng tiếp tân và các phòng làm việc: bên phải là văn phòng của vua Bảo Ðại, thư viện; bên trái là phòng họp và các phòng làm việc khác; phía trong là phòng giải trí. Ðiều đáng chú ý là việc thiết kế các phòng làm việc của dinh được gắn với các tiểu cảnh kiến trúc không gian phía trong và ngoài thông với nhau qua các lối đi và cửa sổ kính bằng khung thép, tạo ra một khung cảnh hài hoà giữa kiến trúc và thiên nhiên. Tại phòng khánh tiết vẫn còn một kỷ vật là bức tranh đền Angkor Wat do hoàng thân Shihanouk (Campuchia) tặng cho Bảo Đại.
  • Tầng lầu:Toàn bộ tầng 2 của dinh được dùng cho sinh hoạt gia đình, gồm các phòng ngủ của Vua Bảo Ðại, của hoàng hậu Nam Phương, của các công chúa và hoàng tử Bảo Long, các công chúa Phương Mai, Phương Liên, hoàng tử Bảo Thăng. Phía ngoài phòng ngủ của cựu hoàng là Lầu Vọng nguyệt khá đẹp dùng làm nơi cựu hoàng và hoàng hậu ngắm trăng. Do thái tử Bảo Long là người được chọn kế nghiệp ngai vàng (từ năm 1939) nên trong phòng trang hoàng toàn màu vàng.

Dinh thị trưởng

Dinh được xây trên khu đất rộng hơn 60 ha giáp với đường Lý Tự Trọng, tọa lạc trên một đỉnh đồi cao, người dân hay gọi là đồi dinh ở ngay trung tâm thành phố. Nơi đây được xem là cao điểm long mạch với vị trí đắc địa với tầm nhìn thoáng, rộng nhìn về đủ các hướng của Đà Lạt.

Kiến trúc dinh theo phong cách cổ điển Châu Âu có 1 tầng hầm và 2 tầng (một trệt và 1 lầu). Từ Dinh này nhìn ra 4 phía có cảnh quan đẹp. Khu đồi của dinh thị trưởng này là nơi bác sỹ Yersin - người khai lập thành phố Đà Lạt, đã dừng nghỉ lần đầu khi đặt chân đến Đà Lạt. Ngày nay dinh thị trưởng được sử dụng làm bảo tàng dưới sự quản lí của Bộ Quốc phòng. Trong cuốn sách Đà Lạt xưa của Tạp chí Xưa & Nay do NXB Văn hóa Sài Gòn phát hành năm 2008, tác giả Lê Phỉ có bài viết Kiến trúc Đà Lạt thời Pháp xếp dinh vào nhóm các công trình kiến trúc lớn. Tác giả mô tả: “Vào khoảng năm 1917, Công sứ Outrey, các Công sứ, Thị trưởng kế tiếp ở tại đó. Dinh thị trưởng chỉ có 2 tầng… Đó là một kiến trúc khối có 4 cửa: Cửa chính có bậc thang (perron) lên từ hai bên… dinh thị trưởng xe đến thì dừng trước cửa nhưng khách phải lên bậc thềm vì ở dưới có tầng hầm… Cửa vào ngả sau dành cho gia đình có lối lên và xuống cho xe hơi”. Theo ông Lê Phỉ: “Các nhà Pháp thường có tầng hầm, vừa là hầm rượu, hầm dự trữ, kho, nhà bồi”. Tầng trên cửa sổ mở ra 4 hướng: phía nam nhìn ra khu chợ và khu người Việt, phía bắc nhìn lên hướng núi Lang Biang, phía đông nhìn xuống hồ, phía tây nhìn sang phía đồi ấp Mỹ Lộc. Một thời, nơi đây từng là Bảo tàng Lâm Đồng. Khi bảo tàng dời về đường Hùng Vương (P.10, Đà Lạt), thì dinh bị bỏ hoang phế."

Dinh thị trưởng Đà Lạt được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt sau ngày 15.3.2019, khi tỉnh Lâm Đồng công bố Quyết định phê duyệt qui hoạch chi tiết thiết kế đô thị tỉ lệ 1/500 trung tâm khu Hòa Bình Đà Lạt, trong đó có đồi dinh tỉnh trưởng. Hằng ngày đều có những người dân Đà Lạt và cả du khách tìm đến Dinh tỉnh trưởng để chiêm ngắm vẻ đẹp của dinh thự này. Nhiều người muốn biết lịch sử của dinh thự có tên gọi Dinh tỉnh trưởng và phản đối kịch liệt khi  UBND Lâm Đồng quyết định di dời để thực hiện cụm khách sạn cao tầng với lối kiến trúc lạc lõng tại đây.

Ngoài các dinh thự nổi tiếng kê trên của Đà Lạt phải nói đến các biệt thự. Số biệt thự hiện còn đến nay phải tới 1500 chiếc, có thê phân thành các loại sau:

LOẠI BIỆT THỰ

DIỆN TÍCH ĐẤT

MẬT ĐỘ XÂY DỰNG %

Loại A

> 2.000m2

< 10%

Loại B

1.500nr

15%

Loại c

1 .OOOm2

20%

Loại D

' 800m2

25%

Loại E

200 - 500m2

30%

Loại F, G

80- 100m2

60 - 70%

Đặc điểm của biệt thự Đà Lạt

- Khu đất dành cho biệt thự có tiêu chuẩn lớn so với các đô thị khác ở Việt Nam.

- Mức độ sang trọng của biệt thự tỉ lệ với diện tích khu đất.

- Các biệt thự hầu hết đều không cao quá 3 tầng (kể cả tầng trệt); vì vậy kiến trúc không phá vỡ cảnh quan thiên nhiên đẹp ở Đà Lạt.

- Mật độ xây dựng thấp; vườn cây nhiều; vì vậy cây cối, vườn hoa đối núi, rừng thông bao quanh là nền xanh cho biệt thự.

Kiến trúc biệt thự ờ Đà Lạt chịu ảnh hưởng nhiều của phong cách kiến trúc địa phương Pháp; bởi lẽ những chủ nhà xưa muốn dựng biệt thự giống như nhà ở bên quê hương Pháp đê ở cho phù hợp với phong cách sống và để đỡ nhớ nhà; vì vậy biệt thự Đà Lạt có kiểu giống như kiến trúc miền Bắc Pháp, có kiểu giống miền Trung, Nam nước Pháp. Sự phân biệt đó thê hiện rõ ở độ dốc mái, ở xử lí hình thức cửa sổ và các họa tiết trang trí trên bề mặt công trình.

Mái nhà các biệt thự Đà Lạt rất đa dạng: Nhiều nhà có mái dốc xiên trong sử dụng tầng hầm mái - tầng Mansard có các mái con nhô ra che cửa sổ trên mái để lấy ánh sáng và thông thoáng .

Có loại mái một bên dài, một bên ngắn, dốc nhiều, giống mái nhà vùng núi. Có nhà mái dốc, tường xây đá chẻ , có loại mái lợp ngói đá đen ,v.vv...

Trên mái nhà ngoài cửa sổ mái còn có các ống khói của lò sưởi nhô lên. Số lượng ống khói trên mái biểu thị mức độ tiện nghi của biệt thự. Ở các biệt thự Đà Lạt do khí hậu có 4 mùa trong 1 ngày : đêm rét, sáng mát, trưa nóng, chiều se lạnh nên các phòng chính của biệt thự ( phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn) đều có lò sưởi đốt bằng củi. Vị trí lò sưởi thường ở sát tường , chính giữa tường dài nhất của phòng hoặc đặt ở góc tường đảm bảo cho khí đốt lò hơi ấm được lan tỏa khắp phòng , các lò sưởi được thiết kế trang trí đẹp góp phần thẩm mỹ cho văn phòng, và chính các ống khói cùng với các cửa sổ trên mái nhà đã góp phần tạo ra những nét đặc trưng cho hình khối của nhà. 

Các biệt thự Đà Lạt  gắn bó hữu cơ với địa hình thiên nhiên , dựa vào thế đất của khu vực và tạo ra các sân , vườn hoa cao thấp khác nhau góp phần làm phong phú cho vẻ đẹp của công trình. 

( Ảnh sưu tầm từ net - Biên tập từ các nguồn Wiki, Thanh Niên và NXB XÂY DỰNG )

Bài viết liên quan

    AI, kiến trúc hình thái và phong thủy

    AI, kiến trúc hình thái và phong thủy

    09/08/23 191 0

    Trong thời đại công nghệ, trí tuệ nhân tạo phát triển mạnh mẽ, sự kết hợp của lĩnh vực kiến trúc với công nghệ sinh học và dữ liệu môi...

    Khoa Học đằng sau Âm học - Tiêu Âm

    Khoa Học đằng sau Âm học - Tiêu Âm

    17/04/22 272 0

    Giải pháp âm học trong thiết kế văn phòng: chúng ta đều biết rằng cần phải làm gì đó với nó để đảm bảo chất lượng cũng như sức khỏe và năng...

CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ

Update data ...