KINH NGHIỆM CHUNG
KINH NGHIỆM CHUNG
Sân thượng nhà tôi khá rộng, nhiều người khuyên làm bồn cây để trồng cây. Nhưng tôi sợ rễ cây có thể gây thủng mái. Xin được tư vấn.
Trồng cây cảnh, rau sạch trên sân thượng hiện nay được nhiều người quan tâm vì lợi ích tinh thần cũng như sức khỏe. Tuy nhiên để có một không gian trồng cây trên sân thượng an toàn và hiệu quả, cần chú ý đến việc xử lý chống thấm cũng như thiết kế tạo thẩm mỹ.
Theo kiến trúc sư Trương Thành Trung (Công ty tư vấn thiết kế kiến trúc và nội thất T&T) việc đầu tiên độc giả Ngọc Bùi cần làm là kiểm tra lại hệ số chịu tải, hệ thống dầm cột dưới vị trí xác định bố trí cây trồng. Những thông số này phải có tính toán từ khi làm bản vẽ thiết kế.
Nếu mong muốn trồng cây phát sinh sau khi xây nhà thì không nên tập trung quá nhiều cây trồng tại cùng một vị trí, tránh việc võng, nứt sàn bởi kết cấu không đảm bảo.
Chú ý thứ hai là hệ thống thoát nước cũng cần được đảm bảo đúng kỹ thuật để tránh việc khi mưa lớn, đất cát sẽ tràn ra khỏi bồn, thoát chung với đường thoát mái gây tắc ống. Hệ thống thoát nước đúng kỹ thuật phải có rãnh chống tràn ở quanh vị trí bồn chậu. Nước tràn qua đây được lọc bằng lớp vải địa lọc, để khi thoát, nước sẽ không trôi cùng đất cát.
Tùy vào địa hình và tài chính, bạn có thể lựa chọn các giải pháp sau.
A. Nếu xây bồn trồng cây
Tránh xây về hướng Tây. Hướng này luôn chịu nắng nóng từ trưa cho đến chiều, đây được xem là đỉnh điểm độ nắng nóng trong ngày, nên ít loại cây phát triển tốt.
Khi xây, đáy của bồn cây cần được tách riêng khỏi sàn bê tông. Không tận dụng trần mái nhà làm sàn của bồn cây bởi nước tưới bị ứ đọng lại dễ gây nứt sàn, thấm dột. Hơn nữa với những loại cây có bộ rễ phát triển mạnh, chúng có thể ăn xuyên qua cả trần nhà.
Để làm bồn trồng cây, nên đổ một lớp bê tông cốt thép mỏng từ 50-70 mm làm đáy bồn. Lắp đặt các lỗ nhỏ phía bên hông bồn làm lỗ thoát, nhằm chống úng nước. Thành và vách bồn sau khi xây gạch (xây hàng gạch 50 mm hoặc 100 mm) cần được trát kỹ hai mặt. Tuyệt đối không tận dụng tường lan can làm vách trồng bồn cây. Bước cuối cùng là quét sơn chống thấm bên trong bồn. Sau khi quét cần ngâm nước kiểm tra trong 24 giờ.
B. Nếu không xây bồn trồng cây
Có thể tận dụng thùng xốp, khay nhựa làm bồn trồng. Ưu điểm của những loại chậu này là dễ di chuyển, tránh thấm dột cho trần nhà nhưng lại không bền và tốn diện tích.
Để tránh những loại cây có bộ rễ phát triển mạnh, có thể ăn xuyên qua hộp xốp, thậm chí ăn qua mặt trần, bạn nên bố trí một hệ thống giá sắt có bánh xe để đặt hệ thống thùng xốp lên trên, vừa thuận tiện cho việc di chuyển, vừa xử lý được việc chống thấm từ rễ cây.
Hiện nay trên thị trường có loại chậu trồng bằng vật liệu composite khá được ưa chuộng vì mẫu mã đẹp, kích thước đa dạng, quan trọng chúng đã được xử lý chống thấm từ nơi sản xuất. Tuy nhiên loại chậu này giá thành hơi cao, trước khi mua nên cân nhắc.
Nguồn VnExpress
Bài viết liên quan
Mẹo giúp tiết kiệm điện khi sử dụng điều hòa
Cách giảm bớt sự khuếch đại âm thanh khi làm giếng trời
5 lời khuyên để tủ quần áo luôn thơm tho
Mẹo giúp quần áo nhanh khô, không hôi khi trời mưa
Xử lý hiện tượng ố vàng, đen trần nhà do thắp nhang
10 kinh nghiệm làm nhà cuối năm
CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ
Các kiểu phối màu dành cho dân thiết kế
Đường cong – Dòng chảy mềm mại trong thiết kế đồ nội thất
Ảnh hưởng của màu sắc lên không gian trong phim
Những lưu ý khi dùng đồ đạc trong nhà để giảm nguy cơ cháy nổ
Xây dựng một bể bơi trong sân nhà: Thiết kế và công năng
Xu hướng của tương lai ẩn mình trong kiến trúc hiện đại
Những ô cửa kính màu nghệ thuật dưới góc nhìn đương đại
Nước trong kiến trúc – Vẻ đẹp đậm chất thơ
Cách tính kích thước cầu thang khi xây nhà
Xu hướng phòng khách chìm – Điểm trũng ấm cúng
Khám phá việc tái sử dụng vật liệu của những ‘kiến trúc ngắn hạn’
Tại sao chất liệu đồng thau lại được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm nội thất
Creative Hub – Trung tâm sáng tạo mô hình và các bài học kinh nghiệm
Copyright © 2020 - Bản quyền thuộc về Jade Swan
Người online: 71 | Tổng lượt truy cập: 9,762,697